Nhà gỗ Bình Thước mạn phép được trích bài từ http://vinhxuanvietnam.vn/ về ” Tư duy luận trong quyền thuật Vĩnh Xuân Vũ Gia”. Càng luyện võ chúng ta càng nhận thấy được trong võ có nhiều điều cần phải suy nghĩ và thấu hiểu nhiều hơn, chính vì vậy hôm nay Nhà gỗ Bình Thước sẽ cùng độc giả tìm hiểu xâu hơn về Vĩnh Xuân quyền.

 

– Thân pháp là gì ? Tại sao phải chú trọng đến việc luyện tập thân pháp ? 

– Tại sao chỉ riêng việc tập thuần thục ba đường đánh Vũ gia đã được coi là ‘tạm đủ dùng’ ? Và tại sao ba đường đánh này lại chính là ‘Kim chỉ nam’ cho việc mở rộng luyện tập tất cả các kỹ thuật quyền cước khác ?

– Tại sao chúng ta nên tập vế trái trước, tập vế trái nhiều thay vì tập cân bằng giữa hai vế trái, phải ?

– Tại sao Vũ gia lại dùng con số 3 trong các tổ hợp đòn đánh, chứ ko phải là những con số khác ?

– Tại sao người tu tập Quyền thuật thì ngoài phải luyện Gân Xương Da, trong thì phải luyện Ý Khí Lực ?

– Lục hợp trong đòn đánh là gì ? Lực tổng hợp trong Vũ gia do đâu mà thành ?

– “Thuộc thuần nhuần nhuyễn” là trình tự các cấp độ mà người luyện võ muốn thành công phải trải qua, thuật ngữ này nên được hiểu ntn ?

– “Tiện đâu dùng đấy, để đâu đánh đấy”, đánh “không rút tay rút chân” trong Vũ gia được hiểu ntn ?

– “Địch đánh ta đánh, địch không đánh ta đánh” – nghe câu này nó hơi kỳ kỳ phải không, nhưng thực tế tu duy trong trận đánh nó phải thế ? Những người chinh chiến dạn dày như cố VS Vũ bá Quý thì đúc kết Võ nó ngắn gọn vậy đấy 🙂

– Các khái niệm chiến pháp: lấy “tốc độ chế sức mạnh”, lấy “góc độ chế tốc độ”, lấy “tổng lực chế đơn lực”, lấy “tự nhiên thắng tự trương” được hiểu ntn ? 

– Đánh vào “nước không” là gì ? (gợi ý: thi đấu quyền thuật ví như việc đánh cờ) 

– Tại sao nói trong chiến đấu thì yếu tố Tầm – Độ nắm vai trò quyết định ?

– Trình tự “tiền Thoái, hậu Thủ, tam Công” mang ý nghĩa sâu xa gì ?

– Tại sao phải “tập thì như cử tạ, dùng (đánh, sử dụng) thì như đẽo đá” ?

– “Thủ bất ly thân, túc bất ly địa” có thể hiểu là tay không rời thân, chân không rời đất được không ? Vậy thì di chuyển, đánh đấm ntn đây ? Hay đây chỉ là những điều kiêng kị trong kỹ kích nên tránh 🙂

– Lấy “Tĩnh chế Động, Nhu chế Cương, Cường chế Nhược” là ntn ? 


– Tại sao trò thì phải học 1 biết 10, mà Thầy thì phải có 10 dạy 1 ?

– “Quyền biến vi côn kiếm, Côn kiếm biến ra quyền” nên được hiểu ntn ?

– Tại sao muốn thành công trên con đường tu tập Võ thuật lại phải có đầy đủ “Ngũ đại sư phụ” luôn song hành cùng ta ?

– “Luyện Võ bất luyện Công, đáo lão nhất trường không; luyện Công bất luyện Tâm, tất định yêu trước ma” là muốn nhắc nhở người tập võ điều gì ?

– Tại sao trong cuộc sống lại phải áp dụng triệt để câu “Tài kị nhất ló, Khí kị nhất hăng, Tâm kị nhất hẹp” ?

– Tại sao “Thần nhiều không ham Ngủ, Khí nhiều không ham Ăn, Tinh nhiều không ham Sắc” ?

– Tập ntn để đạt được đến cảnh giới ‘Tâm tĩnh, Hình động, Ý chảy trôi’ ?

– Tại sao câu ‘Tròn là trôi chảy, trôi chảy là nhanh’ lại được coi là phương châm vận động Quyền thuật & phép đối Nhân xử thế trong Thiên hạ ?

.v.v..

Và cuối cùng, xin có đôi lời với bạn đọc: cái đích đến của người tu tập Võ thuật là việc hiểu thấu đáo các khái niệm Võ học, là việc không ngừng trau dồi tri thức (Học) kết hợp với luyện tập thường xuyên (Hành), có như vậy thì “Lý Sự mới viên dung” – Lý luận và Thực tiễn có đồng hành cùng nhau thì Võ thuật mới dung hòa và bổ khuyết được tròn đầy cho nhau.

 

Quý khách có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ website : http://nhagobinhthuoc.com/ để biết thêm chi tiết giá nhà sàn đẹp và mộc nhân vịnh xuân quyền hoặc liên hệ trực tiếp để nhận được sự tư vấn tận tình nhất:

Add: KM 11 – Xóm 2 – Huyện Yên Sơn – Tỉnh Tuyên Quang

SĐT: 0976 279 300

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *