Nhà gỗ Bình Thước xin phép được giới thiệu tới khách hàng về Vịnh Xuân Quyền ( Vĩnh Xuân Quyền ) – một trong những môn võ có rất nhiều môn sư đang theo học hiện nay và là môn võ thuật sử dụng mộc nhân làm dụng cụ luyện tập.
Vĩnh Xuân Quyền ( Vịnh Xuân Quyền) là một môn võ có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Vốn Vĩnh Xuân là một môn võ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc nên nguồn gốc thực của môn phái thì không có ai thực sự lắm rõ. Sau sự thành đạt của võ sư Lý Tiểu Long trên lĩnh vực điện ảnh, cả thế giới đã biết đến Vĩnh Xuân Quyền và từ đó môn phái này được truyền dạy rộng rãi và phát triển không ngừng trên toàn thế giới.
Quyền pháp Vĩnh Xuân Quyền: Hệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với ba bài quyền ứng với trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp gồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ.
Cước pháp Vĩnh Xuân Quyền: Hệ thống đòn tay Vĩnh Xuân Quyền được đánh giá là vô cùng linh hoạt và hữu hiệu, nhưng nhiều người không biết rằng môn phái còn có những đòn chân rất độc đáo. Có ý kiến cho rằng cước pháp của Vĩnh Xuân quyền chỉ có 16 đòn (chính xác là 8 đòn cho mỗi bên chân), có lẽ dựa trên hệ thống luyện tập(thấy rõ trong bài tập Mộc nhân) của dòng Vịnh Xuân Diệp Vấn tại Hồng Kông. Thực tế cước pháp Vĩnh Xuân Quyền phong phú hơn nhiều, bao gồm cả những chiêu thức dùng chân ở tầm cực thấp với những đòn chấn khớp có uy lực khủng khiếp và những chiêu thức đánh vào sự thăng bằng của đối thủ. Tuy nhiên, do nguyên tắc “túc bất ly địa” (chân không rời khỏi mặt đất) của Vịnh Xuân, cước pháp Vĩnh Xuân Quyền chỉ truyền dạy cho học trò cao cấp sau khi môn sinh đã luyện tập tốt sự thăng bằng và có sự phối hợp với thủ pháp nhuần nhuyễn. Vĩnh Xuân Quyền truyền thống không đề cao những đòn đá xoay người, đá bay và cũng rất hiếm hoi những đòn đá quá tầm trung đẳng. Công phu cước là niêm cước, một hình thức tập luyện dính chân tương tự niêm thủ. Vịnh xuân Hồng Kông thường dùng nhiều Triệt cước trong thực chiến cũng như luyện Niêm cước, ngoài ra có thể kể thêm: Bàng cước, Than cước, Trất cước, Trảm cước, Đỉnh cước, Hoành cước, Thúc gối… Tảo cước ít dùng để quét thấp như các võ phái cổ truyền Việt Nam.
Hệ thống kungfu Vĩnh Xuân Quyền: Niêm Thủ ( Li Thủ ), Niêm Cước ( Li Cước ), Niêm Thân ( Li Thân ), Du Đẩy ( Thính Kình ). Phương pháp Niêm Thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ đôi tay, môn sinh nhập nội vừa tiếp tay đối phương là tìm được sơ hở, tức thì tấn công. Chủ đích là đạt tới trình độ hai tay đánh đỡ không cần suy nghĩ (tâm ứng thủ). Niêm thủ bao gồm trong đó cả các động tác quay tay, các nguyên lý du đẩy và phá du đẩy cùng những thế đặc trưng của Vĩnh Xuân Quyền như than thủ, bàng thủ v.v. và được tập luyện cùng đồng môn trong suốt tiến trình võ sinh theo học. Niêm Cước được luyện tập nhằm phát triển khả năng cảm ứng, nghe lực và sự thăng bằng của của chân. Hai người đứng trên một chân dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hở bằng những đòn móc chân (khấu thoái) rồi tấn công bằng những thế đá của môn phái. Niêm thân (dính thân), trong các chi phái Vĩnh Xuân Quyền tại Việt Nam còn gọi là Trao thân hay Tráo đổi thân, là cấp độ cao nhất của sự tiếp xúc giữa hai đối thủ nhằm hướng đến mục tiêu phát triển sự cảm ứng nhanh nhạy của toàn bộ cơ thể trước tác động lực từ phía đối phương. Đòn đánh của địch thủ vừa tiếp xúc với thân mình của môn đồ Vĩnh Xuân Quyền, dựa trên cơ sở thụ cảm tác động lực, môn đồ Vĩnh Xuân Quyền lập tức hóa giải bằng các động tác xoay thân, triệt tiêu lực, đưa cơ thể vượt thoát ra khỏi không gian nguy hiểm do đòn tấn công của đối phương gây ra và tạo góc độ ra đòn thuận lợi để phản công.
Du đẩy hay còn gọi là phép Thính Kình tức là các phương pháp tập giao thủ (chạm tay), tiếp thủ (đón tay) của đối phương và nghe (cảm nhận) phương hướng chuyển động của lực tay đối phương mà tùy theo đó để triệt kình (phá lực) của đối phương theo nguyên lý lực ly tâm nghĩa là dùng vòng tròn hóa giải lực chuyển động đường thẳng, đây là phương pháp rất thịnh hành trong các môn võ thuật Trung Hoa bắt đầu thời nhà Minh có một loại quyền pháp xuất hiện gọi là Miên Quyền, còn gọi là Nhu Quyền. Nghiên cứu lịch sử quyền pháp Trung Hoa, ta cũng nhận thấy Thái Cực Quyền Trần Gia do Trần Vương Đình xuất phát tại làng Trần Gia Câu trong tỉnh Hà Nam cũng ra đời vào giữa cuối triều nhà Minh nghĩa là sau khi Nhu Quyền Trung Quốc ra đời. Trong Thái Cực Quyền có phépThôi Thủ dùng phương pháp Thính Kình (nghe lực đối phương) cũng tựa hệt như phép Du đẩy trong Vịnh Xuân quyền, do vậy trong Thái Cực quyền phổ của Vương Tông Nhạc có câu: ”Tứ lượng bát thiên cân, dẫn tiến lạc không hợp tức xuất” nghĩa là dùng 4 lạng (lấy yếu – dĩ nhu) mà chống đỡ ngàn cân (trị mạnh bạo – chế cương) tương tự như Cầm Nã Thuật của Thiếu Lâm quyền, làm cho đối phương mất thăng bằng và mất phương hướng (dẫn tiến lạc không) rồi sau đó xuất thủ (ra tay) mãnh liệt (hợp tức xuất). Đây là các bài tập thiên về dùng sức nhằm phát triển nội lực và cảm ứng lực, người tập đứng chính thân kiềm dương hoặc trắc thân kiềm dương lồng tay vào nhau và tiến hành tác động đến đối phương bằng các động tác ép, chặn nghịch chiều. Những bài tập du đẩy thể hiện tính chất đối kháng lực rất nặng với phương pháp hầu như tương phản với những nguyên tắc niêm thủ nói trên thường thiên về nhu hòa, hóa giải lực. Du đẩy và phá du đẩy có thể còn được thực hiện với những động tác ép, điểm, chặn, đả lên thân (vùng ngực, bụng, vai, lưng v.v.) đối phương nhằm tăng cường khả năng cảm ứng lực và chịu lực của từng phần cơ thể.
Quý khách có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ website : http://nhagobinhthuoc.com/ để biết thêm chi tiết giá nhà sàn đẹp và mộc nhân vịnh xuân quyền hoặc liên hệ trực tiếp để nhận được sự tư vấn tận tình nhất:
Add: KM 11 – Xóm 2 – Huyện Yên Sơn – Tỉnh Tuyên Quang
SĐT: 0976 279 300